}

gỗ công nghiệp

GỖ CÔNG NGHIỆP

Gỗ công nghiệp là các loại gỗ nguyên liệu được tạo ra từ các sản phẩm xử lý công nghiệp với nguồn gốc từ các sản phẩm tận dụng hay tái chế từ vật liệu gỗ(cành, cây nhỏ, mùn cưa…) và thường được sản xuất dạng tấm(ván) có kích thước rộng và dài theo chuẩn đơn vị Anh(feet) là 4’,5’,6’,8’,9’ feet(=12x25,4=304,8mm) thông dụng là 5’x8x=1,22x2,44m, và đôi khi sử dụng kích thước 5’x8’=1,53x2,44m; 6’x8’=1,85x2,44m; 1,22mx2,745m. Các chiều dày thông dụng: 2,4mm, 3mm( tấm text); 5,7,9,12,15,17,18,25,28 mm(tối đa)

A-Cốt liệu

    1.Gỗ - Ván gỗ dăm(Okal)-PB (Particle board)

  •  Cấu tạo: Gỗ tự nhiên xay thành dăm, trộn với keo chuyên dụng và ép gia cường theo quy cách. Mặt ván được dán phủ bằng những loại vật liệu trang trí khác nhau: melamine, veneer (gỗ lạng).
  •  Tính chất: Không co ngót, ít mối mọt, chịu lực vừa phải. Bề mặt có độ phẳng mịn tương đối cao. Loại thường các cạnh rất dễ bị sứt mẻ, chịu ẩm tương đối kém. Loại chịu ẩm thường có lõi màu xanh.
  •  Độ dày thông dụng: 9mm, 12mm, 18mm, 25mm.
  •  Ưu điểm: Dễ thi công, sử dụng cho các công trình đơn giản, kích thước bề mặt gỗ lớn.
  • Nhược điểm: Là gỗ được dán ép kết hợp giữa gỗ dăm và keo nên rất sợ nước. Gặp nước thường bị bở.
  •  Ứng dụng: Gia công phần thô đồ nội thất gia đình, văn phòng, quảng cáo, làm cốt cho phủ MFC, PVC... làm lớp cốt hoàn thiện tốt cho nhiều loại vật liệu hoàn thiện bao gồm cả sơn các loại.

              Cốt ván dăm thường                                                                                                     Cốt lõi xanh chống ẩm

   2.Gỗ công nghiệp MDF (Medium Density Fiberboard)

  • Cấu tạo: Gỗ tự nhiên loại thường, nghiền mịn, trộn với keo chuyên dụng và ép gia cường theo qui cách.
  •  Tính chất: Không nứt, không co ngót, ít mối mọt, tương đối mềm, chịu lực yếu, dễ gia công. Bề mặt có độ phẳng mịn cao. Loại chịu ẩm thường có lõi màu xanh lá hơi lá cây
  •  Độ dày thông dụng: 3mm, 4mm, 5mm, 6mm, 9mm, 12mm,15mm, 17mm, 18mm, 20mm, 25mm.
  •  Ưu điểm: Dễ thi công, sử dụng cho các công trình đơn giản, kích thước bề mặt gỗ lớn.
  •  Nhược điểm: Là gỗ được dán ép kết hợp giữa gỗ dăm và keo nên rất sợ nước. Gặp nước thường bị phồng. Gỗ MDF chịu nước có giá thành cao.
  •  Ứng dụng: Gia công phần thô đồ nội thất gia đình, văn phòng, quảng cáo, làm cốt cho phủ MFC, PVC ... làm lớp cốt hoàn thiện rất tốt cho nhiều loại vật liệu hoàn thiện bao gồm cả sơn các loại.

                                         Cốt MDF thường                                                                                  Cốt MDF lõi xanh chống ẩm

   3.Gỗ công nghiệp HDF (Hight Density Fiberboard)

  • Cấu tạo: Gỗ tự nhiên loại thường, nghiền mịn, trộn với keo chuyên dụng và ép gia cường với độ ép rất cao.
  • Tính chất: Không nứt, không co ngót, rất cứng, chịu nước, chịu nhiệt khá tốt.
  • Độ dày thông dụng: 3mm, 6mm, 9mm, 12mm,15mm, 17mm, 18mm, 20mm, 25mm
  •  Ưu điểm: Dễ thi công, sử dụng cho các công trình đòi hỏi chất lượng cao, kích thước bề mặt gỗ lớn. Độ bền tốt, chống sước và chống nước rất tốt. Giá chấp nhận được so với gỗ tự nhiên.
  • Nhược điểm: Là gỗ được dán ép nên vẫn sợ nước.
  • Ứng dụng: Gia công phần thô đồ nội thất cao cấp, làm cốt ván sàn gỗ công nghiệp ...

                                              Cốt gỗ HDF

   4.Gỗ công nghiệp CDF (Compact Density Fiberboard)- ít dùng

  • Tấm gỗ CDF là phương án tối ưu cho các sản phẩm đòi hỏi tính chịu ẩm, chịu nước cao như: vách vệ sinh, bàn cafe, vách trang trí, các chi tiết cắt định hình phức tạp.
  • Tính chất: Không nứt, không co ngót, rất cứng, chịu nước, chịu nhiệt khá tốt.
  • Độ day thông dụng: 12,18mm
  • Ngoài ưu điểm có giá thành phải chăng, gỗ CDF còn đa dạng về màu sắc, dễ thi công bằng các loại máy phổ thông cho ván công nghiệp.

                                          Cốt gỗ CDF

   5.Gỗ Plywood

  • Cấu tạo: Gỗ Plywood hay còn gọi là ván ép hay ván gỗ dán, được ép từ những miếng gỗ thật lạng mỏng và ép ngang dọc trái chiều nhau để tăng khả năng chịu lực, số lớp ghép thường là lẻ để tăng tính đối xướng, giảm cong vênh.
  • Tính chất: Gỗ này có khả năng chiu lực tốt hơn MDF và MFC, do cấu tạo, loại gỗ này biến dạng nhiệt khá lớn, có thể cong vênh, không sử dụng được cho các đồ đòi hỏi độ chính xác cao như làm hộp vách.
  • Độ dày thông dụng: 7,9,12,15,17,25mm
  •  Dòng gỗ này thường đi cùng với veneer để tạo vẻ đẹp rồi sơn phủ PU lên để bảo vệ bề mặt chống trầy xước và chống ẩm. cũng có thể phủ laminate
  • Ưu điểm: cứng, chắc, giá thành thấp, khả năng chịu nước tốt hơn MFC, MDF.
  • Nhược điểm, để dạng tấm dễ bị cong vênh, nên không gia công được các chi tiết có độ chính xác cao.

 

                                 Cốt gỗ dán(Plywood) thường                                                          Cốt gỗ dán(Plywood) chống ẩm

   6.Gỗ ghép thanh

  • Gỗ ghép thanh hay còn gọi là ván ghép thanh được sản xuất từ nguyên liệu chính là gỗ rừng trồng. Những thanh gỗ nhỏ đã qua xử lý hấp sấy trên dây chuyền công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại. Gỗ được cưa, bào, phay, ghép, ép, chà và phủ sơn trang trí.
  • Và độ bền chắc không thua kém một tấm ván hay đố gỗ đặc cưa ra từ trong cây tự nhiên. Khi trên bề mặt ván ghép được dán lớp veneer thì diện mạo cũng như chất lượng của nó tương đương tấm gỗ đặc. Từ đó, việc ứng dụng nó đa dạng hơn để đóng đồ gỗ nội thất cũng như trang trí trong xây dựng. Ngoài ra, gỗ ghép thanh dán veneer rẻ hơn gỗ đặc tự nhiên khoảng 20 - 30%. Dù ghép từ gỗ tạp vụn nhưng đã qua tẩm sấy chuẩn mực nên giảm cong vênh, mối mọt trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên nếu sử dụng bản mặt lớn, không có khung xương thì ván có độ cong vênh đáng kể.
  • Gỗ ghép thanh được sử rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất đồ mộc, trang trí nội thất.
  • Các loại gỗ ghép thanh phổ biến là: gỗ xoan, gỗ thông, gỗ keo, gỗ cao su.
  • Gỗ ghép thanh được phân loại ra thành các loại bề mặt A, B, C... Với mặt A thì vết ghép, đẹp, kín khít, vân tương đồng, và bề mặt ván ít khuyết tật(sâu, mắt).


                                     Gỗ ghép thanh

   7.Ván gỗ nhựa

  • Ván gỗ nhựa là vật liệu mới. Tấm gỗ nhựa - tên kỹ thuật thường gọi là WPC. Đây là một loại nguyên liệu tổng hợp, được tạo thành từ bột gỗ và nhựa (có thể sử dụng nhựa HDPE, PVC , PP, ABS, PS,...). Ngoài nhựa và bột gỗ, WPC còn có thể chứa một số chất phụ gia làm đầy có gốc cellulose hoặc vô cơ.
  • Một lợi thế lớn của gỗ nhựa so với gỗ là nó dễ dàng uốn, và cố định để tạo thành các đường cong lớn. Do sự kết hợp trong quá trình sản xuất, gỗ nhựa vừa có tính chất như gỗ: có thể gia công bằng các công cụ mộc truyền thống đồng thời, gỗ nhựa vừa có tính chất như nhựa: khả năng chống ẩm mốc, chống mối mọt và chống mục nát, mặc dù độ cứng chắc không bằng gỗ thường, và có thể hơi biến dạng trong môi trường cực nóng.
  • Độ dày thông dung: 5 mm, 8 mm, 10 mm, 12 mm, 15 mm, 18 mm, 20 mm

                                               Ván gỗ nhựa

   8.Tấm Compact hpl

  • TấmCompact hpl được sản xuất theo tiêu chuẩn EU bằng cách ép nhiều lớp giấy kraft cùng với nhựa Phenolic, bề mặt được phủ 1 lớp melamine.
  • Khả năng chống nước chống thấm, chống trầy xước, chống biến dạng cao, kể cả trong môi trường khắc nghiệt
  • Có độ bền lên đến 20 năm
  • Bề mặt láng mịn dễ lau chùi, vệ sinh
  • Chịu a xít nhẹ không cháy ở nhiệt độ 80 độ C
  • Khả năng chống nấm mốc và vi khuẩn ăn bám giúp an toàn cho sức khỏe, thân thiện với môi trường
  • Chiều dày phổ biến của vách ngăn vệ sinh Compact hpl từ 12mm đến 25mm và tùy vào mục đích sử dụng mà người ta chọn dùng loại tấm Compact HPL với độ dày khác nhau.
  • Tấm compact hpl có đặc tính cơ học và hóa học rất cao, song giá thành tấm cũng cao, và hiện tại tấm compact hpl mới chỉ được ứng dụng chủ yếu cho vách ngăn vệ sinh, nhà tắm(đặc biệt các công trình công cộng), một số thiết bị đồ dùng của bệnh viện, phòng thí nghiệm.

                                    Tấm compact hpl

B-Các loại mặt phủ

   1. Melamine

  • Là lớp nhựa phủ bề mặt, thường có độ dày rất mỏng(khoảng 5%mm) nhưng cũng có cấu tạo phức tạp gồm lớp màng phủ ngoài, lớp tạo màu hay vân gỗ, lớp nền.
  • Đặc điểm: cứng như sừng, có khả năng chống trầy xước, có màu sắc, mẫu mã đa dạng.
  • Có 3 loại melamine theo bề mặt: trơn, sần, xước(theo tom gỗ)
  • Melamine thường được phủ cho cốt ván dăm tạo thành MFC, phủ cho cốt MDF và gọi chung là MDF, ván gỗ nhựa, ván dăm
  • Ưu điểm: giá thành rẻ nên các sản phẩm gỗ công nghiệp phủ melamine đang được sử dụng là phổ biến nhất.

   2.Laminate

  • Laminate có tên gọi kỹ thuật là High-pressure laminate được chế tạo theo công nghệ HPL cũng gồm lớp màng phủ, lớp tạo màu hay vân gỗ, lớp nền. Độ dày thông thường 0.5-1.2mm
  • Đặc điểm: Cứng như sừng, có khả năng chống trầy xước, chịu nhiệt, chống nước, có màu sắc, mẫu mã đa dạng.
  • Có nhiều loại bề măt: mờ, bóng, sần, xước, giả đá, giả kim loại, giả gỗ...
  • Ưu điểm: Đặc tính cơ học tốt, an toàn với sức khỏe người dùng, giá chi phí tuy cao hơn melamine, nhưng không quá cao, nên Laminate đang được ứng dụng rộng rãi trong các loại đồ nội thất gia đình, công sở.v..v
  • Laminate thường được phủ cho cốt ván dăm, cốt mdf, cốt gỗ nhựa, cốt gỗ dán.
  • Nhược điểm: không uốn theo bề mặt bất kỳ được, tuy có thể dán cho mặt cong, mặt vát, song khá hạn chế, và được thức hiện từ các máy chuyên dụng đắt tiền.

   3.Acrylic