Gỗ tự nhiên là loại gỗ được khai thác từ rừng trồng hoặc rừng nguyên sinh.

Ưu điểm của gỗ tự nhiên: chúng có kết cấu chắc chắn và rất ổn định. Các đồ nội thất nếu được làm từ gỗ tự nhiên thì sẽ rất bền và đẹp. Nội thất gỗ tự nhiên thường theo tông màu tối, cho cảm giác ấm cúng, sang trọng. Gỗ tự nhiên là gỗ có tuổi thọ cao, ít bị hư hỏng trong môi trường ẩm ướt và rất bền trong môi trường khô giáo.

Phòng ngủ gỗ tự nhiên
Phòng ngủ gỗ tự nhiên

Phòng ngủ gỗ tự nhiên cho bạn cảm nhận sự ấm áp về màu sắc và chất liệu

Bộ bàn ghế Minh Quốc- Nu Nghiến

Phòng khách gỗ tự nhiên cho bạn sự sang trọng, đẳng cấp.

Nội thất phòng bếp chung cư Imperia Garden Nguyễn Huy Tưởng
Nội thất phòng bếp chung cư Imperia Garden Nguyễn Huy Tưởng 1

Phòng bếp gỗ tự nhiên cho bạn sự

Nhược điểm như co giãn nhiệt lớn, cong vênh, tùy từng loại gỗ sẽ có độ co giãn, cong vênh khác nhau, vì vậy để có thể sử dụng hiệu quả chất liệu gỗ tự nhiên chúng ta phải hiểu rõ các thuộc tính của từng loại gỗ.

Gỗ có 3 đặc điểm chủ yếu:

Dẻo dai

Giãn nở

Liên kết chắc chắn

Vật liệu gỗ tự nhiên được cấu tạo bởi những sợi gỗ (tom) gỗ hình thành do giữa sợi gỗ có lỗ rỗng và chính tom gỗ này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới yếu tố quan trọng nhất là độ ổn định của gỗ.

Ở Việt Nam, điều kiện khí hậu nóng ẩm, hanh khô nên khả năng co giãn của gỗ thường xảy ra. Nó có thể bị nứt, mối mọt, cong vênh hoặc mục nát theo thời gian. Bởi vậy, việc bảo vệ và gìn giữ được những sản phẩm gỗ là công việc không đơn giản. Việc gia công không tốt sẽ làm phản tác dụng của gỗ. Khi gỗ bộc lộ những nhược điểm như nhạy cảm với thời tiết, biến dạng, cong vênh, co ngót hay nứt toác… thì cách khắc phục là gia công tốt, lựa chọn không gian sử dụng phù hợp với tính chất của gỗ.

Điều cần thiết khi quyết định sử dụng gỗ là phải xác định rõ mục đích. Mỗi loại gỗ có ưu, nhược điểm khác nhau, và nếu được sử dụng hợp lý sẽ giúp tăng tuổi thọ. Đối với những loại gỗ có thể chịu được nước, nên ưu tiên sử dụng trong môi trường nước. Ngược lại, những loại gỗ cứng nên dùng ở nơi cần va đập ví dụ như cầu thang thường được làm bằng gỗ lim, sàn nhà gỗ tự nhiên thường được dùng gỗ căm xe…

Để kết hợp với nhiều loại vật liệu khác, người ta phải nắm được tính ổn định và biến dạng của gỗ, vì bên cạnh yêu cầu về màu sắc, gỗ còn phải có tính chất lý, hóa phù hợp với kết cấu, biến dạng, chịu lực của nó, để lựa chọn, thi công một cách hợp lý, hiệu quả trong công năng sử dụng.

1.Gỗ Sưa:

Gỗ Sưa
Gỗ Sưa

Sưa hay còn gọi là trắc thối, huê mộc vàng, huỳnh (hoàng) đàn –  tên khoa học Dalbergia tonkinensis

– Là cây gỗ nhỏ, còn có tên khác là trắc thối (lá và quả khi đốt thì có mùi khó ngửi.)

– Gỗ sưa có ý nghĩa tâm linh rất lớn, Thời phong kiến vua chúa thường dùng gỗ sưa để đóng đồ nội thất trong cung đình vì nó vừa làm hương liệu vừa làm dược liệu

– Gỗ vừa cứng lại vừa dẻo, chịu được mưa nắng

– Gỗ có màu đỏ, màu vàng, có vân rất đẹp

– Có mùi thơm mát thoảng hương trầm

– Cây mọc ở đất ẩm thường xanh không rụng lá, và cùng mọc với các loài cây khác

Có hai loài sưa chính là sưa trắng và sưa đỏ. Sưa trắng cho hoa đẹp quả to đốt không có mùi nhưng giá trị gỗ không bằng sưa đỏ. Sưa đỏ trông gần giống sưa trắng, quả thành từng chùm đốt lên có mùi thối. Ngoài ra còn có sưa màu đen được gọi là tuyệt gỗ, loài này rất hiếm thấy.

2. Gỗ Gụ:

Gỗ Gụ
Gỗ Gụ

Một trong bốn loại gỗ tứ thiết của Việt Nam, gụ lau hay gõ dầu, gõ sương (tên khoa học: Sindora tonkinensis) là một loài thực vật thân gỗ lớn thuộc họ Đậu.

– Có thớ thảng,vân đẹp mịn,màu vàng trắng,để lâu chuyển màu nâu sẫm

– Gỗ quý, bền dễ đánh bóng, không bị mối mọt, ít cong vênh. Gỗ hay được dùng để đóng bàn ghế giường tủ sập cao cấp, và đặc biệt, gỗ gụ có giá trị về tâm linh, và thường được dùng làm đồ thờ cúng( sập thờ, tủ thờ, bàn thờ…).
– Gỗ có mùi chua nhưng không hăng.

– Mọc rải rác trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh, ưa mưa hay mưa mùa ẩm, ở độ cao không quá 600m trên đất tốt, có tầng dày và thoát nước.

3.Gỗ Hương

Gỗ Hương
Gỗ Hương

Đặc điểm gỗ mầu vàng đỏ, có hương thơm nhẹ. Cách phân biệt, gỗ hương ngâm vào nước, nước sẽ có mầu xanh. Hương có dầu, để lâu xuống mầu thành xám.

– là loại gỗ quý (có xuất xứ từ nước Lào), rất đẹp và có mùi thơm trong quá trình sử dụng. Gỗ có màu nâu hồng khi đã được đưa vào sử dụng theo thời gian: vân đẹp, thớ gỗ lại rất nhỏ. Bản chất của gỗ hương là: rất cứng, rắn, chắc, có mùi thơm đặc trưng.

– Gỗ hương có nhiều tên gọi khác nhau dựa vào tính chất của vùng miền như: hương đá, hương nghệ, hương vàng, hương xoan, hương vườn ….

– Quan sát bề mặt ta thấy gỗ hương có màu đỏ hoặc màu vàng nhìn kỹ ta thấy vân gỗ hương rất đẹp có chiều sâu tom gỗ nhỏ và mịn có nhiều dải màu sắc, thớ gỗ rất dai và dẻo.

Gỗ hương được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế thi công nội thất và sử dụng của các hộ gia đình. Gỗ hương dùng để đóng tủ, giường, bàn ghế, làm sàn gỗ rất sang trọng.Dùng gỗ nguyên khối tạc tượng gỗ nghệ thuật có giá trị cao.

 4. Gỗ Lim

Một trong bốn loại gỗ tứ thiết của Việt Nam, tên tiếng Anh Iron-wood, tên khoa học Erythrophlocum fordii Oliver, gỗ lim thuộc nhóm 2A là nhóm gỗ quý hiếm.

 Tính chất:

Gỗ lim là loài gỗ cứng, chắc, nặng, không bị mối mọt; có màu hơi nâu đến nâu thẫm; có khả năng chịu lực tốt. Vân gỗ dạng xoắn khá đẹp, nếu để lâu hay ngâm dưới bùn thì mặt gỗ có màu đen.

Công dụng:

Gỗ lim thường dùng làm cột, kèo, xà… và các bộ phận cấu trúc trong các công trình xây cất theo lối cổ. Gỗ lim còn được chuộng để làm các đồ gia dụng như giường, phản, mặt cầu thang, tay vịn cầu thang… Gỗ lim có đặc tính rất quý nữa là không bị cong vênh, nứt nẻ, biến dạng do thời tiết nên rất được ưa chuộng trong việc làm cửa, lát sàn nhà.

Có nhiều loại gỗ lim với những đặc điểm khác nhau, song trên thị trường có 2 loại đang được sử dụng phổ biến là lim Lào, và lim Nam Phi. Gần đây, chính phủ đã hạn chế việc xuất nhập khẩu gỗ từ Lào, nên gỗ lim Lào dần trở lên khan hiếm.

Về đặc điểm phân biệt, lim Lào có vân sắc, thớ mịn hơn lim Nam Phi.

Theo TCVN 362 – 1970: Đánh giá khối lượng, thể tích của gỗ. Với cùng một thể tích, Lim Lào có thể nặng hơn Lim Nam Phi 1,2 – 1,5 lần.
Theo TCVN 1072 – 1971: Đánh giá tính chất cơ lý của gỗ. Gỗ lim Lào có độ ổn định cao hơn trong các điều kiện thời tiết nóng ẩm thay đổi thất thường.

Gỗ Lim
Gỗ Lim

5.Gỗ Nghiến

Gỗ nghiến tên tiếng Anh Iron wood, tên khoa học Burretiodendron hsienmu, là một loài thực vật có hoa, trước đây được phân loại trong họ Đoạn (Tiliaceae) còn hiện nay thuộc phân họ Dombeyoideae của họ Cẩm quỳ (Malvaceae) nghĩa rộng.

Thớt làm bằng gỗ nghiến
Gỗ nghiến có tính cơ học cao, rất cứng, dai, bền, không vân, không mọt, mối, dù chôn xuống đất vẫn thế. Người dân một số vùng núi đá cao, dùng gỗ nghiến để làm nhà sàn: cột nhà, sàn nhà, hoành, vì, kèo, v.v. Cũng vì các đặc tính trên mà gỗ nghiến còn rất được ưa chuộng khi dùng làm thớt, tay vịn cầu thang

Vân gỗ nghiến lõi có màu nâu sẫm đồng đều, vòng vân rất mờ, có cấu tạo lớp.

Nhược điểm của gỗ nghiến là với chi tiết dạng bản mỏng dễcong, vênh hoặc thậm chí nứt vỡ, nên gỗ nghiến ít được ứng dụng trong đồ nội thất. Song dòng gỗ nghiến có những sản phẩm tuyệt hảo về vẻ đẹp, đó là các sản phẩm làm từ nu nghiến, và ngọc nghiến.

Ghế Minh Quốc nu Nghiến
Ghế Minh Quốc nu Nghiến

Gỗ nu là một danh từ chỉ chung về cách hình thành của một loại gỗ đặc biệt trên thân của các cây gỗ quý. Nu được sinh ra từ những vết dị tật, vết thương trên những cây có tuổi thọ lớn do bị chặt chém, bị gãy, bị sét đánh hoặc do những vết mối mọt sâu trong thân gỗ. Từ đó nguồn nhựa và dinh dưỡng nuôi cây bị gián đoạn, cản trở và tích tụ tại vết thương đó, dần dà tích tụ lại thành một cái bướu sần sùi trên cây qua hàng chục hàng trăm năm thì tạo thành nu. Gỗ nu phố biến hiện nay là nu hương, nu nghiến, nu sưa… trong đó nu nghiến là loại được ưa chuộng nhất, nhiều người còn gọi đó là ngọc nghiến. Thực chất thì Ngọc nghiến cũng là nu nghiến nhưng cứng hơn do cây mọc ở những vùng vách đá cằn cỗi và ít dinh dưỡng do đó mà thời gian hình thành cũng lâu hơn và gỗ cứng hơn rất nhiều. Gỗ nu có giá đến vài triệu/kg gỗ. 

Tại sao gỗ nu lại đắt tiền như vậy?

 – Không phải cứ thân cây lớn là sẽ có nu. Trong hàng trăm cây gỗ lớn sẽ chỉ có một số cây tạo được vài mảng nu và thậm chí nhiều loại gỗ quý như sưa thì cả trăm cây chỉ gặp được một đến hai cây cho nu. 

– Do cách hình thành đặc biệt nên vân gỗ nu không theo một sự sắp xếp cố định, vân xoắn ngẫu nhiên tạo những hình thù vền vện, không có tim gỗ do đó rất khó chế tác. 

– Thời gian chuẩn bị trước lúc chế tác lâu. Gỗ nu tuy cứng nhưng nếu chế tác không khéo có thể gây nứt vỡ và xuống màu sau một thời gian sử dụng. Do đó mà gỗ phải được áp dụng “Phơi sương” bằng cách tối đem phơi sương sáng mang vào mát trong nhiều tháng liền giúp hơi nước thoát chậm tự nhiên và làm cho các vân gỗ khít lại không bị tách hay nứt gãy.

 – Tương truyền trong dân gian cho rằng sở hữu gỗ nu không những chỉ thể hiện đẳng cấp và gia thế mà còn có tác dụng mang lại may mắn, tài lộc và thịnh vượng cho gia chủ. Vì thế mà ngày càng có nhiều đại gia không tiếc tiền săn cho được những cặp lục bình gỗ nu khủng, những pho tượng di lặc gỗ nu tinh xảo…để thể hiện đẳng cấp chơi gỗ của mình.

6. Gỗ óc chó, tên tiếng Anh Walnut

Gỗ Óc chó
Gỗ Óc chó

.Dát gỗ màu trắng kem, tâm gỗ màu từ nâu nhạt đến sôcola. Vân gỗ thẳng nhưng đôi khi uốn sóng hoặc cuộn xoáy tạo những đốm hình đẹp mắt.

Đặc tính ứng dụng: Gỗ chịu máy tốt, độ bám keo và ốc vít tốt. Gỗ giữ sơn và màu nhuộm rất tốt, có thể đánh bóng để trở thành thành phẩm tốt. Gỗ khô chậm nên người thao tác phải cận thận để tránh nguy cơ rạn nứt gỗ. Gỗ ổn định về kích thước.

Đặc tính vật lý: Gỗ rất cứng, độ chịu lực uốn xoắn và lực nén trung bình, độ chắc thấp nhưng rất dễ uốn cong bằng hơi nước.

Độ bền: Tâm gỗ có khả năng kháng sâu, là một trong những loại gỗ có độ bền cao ngay cả trong điều kiện dễ hư mục. Dát gỗ dễ bị các loại mọt tấn công.

Công dụng chính: Đồ gỗ, tủ, vật liệu kiến trúc nội thất, gỗ chạm cao cấp, cửa cái, ván sàn…

7.Gỗ tần bì tên tiếng Anh Ash

Gỗ Tần bì
Gỗ Tần bì

Mô tả chung: Dát gỗ màu từ nhạt đến gần như trắng, tâm gỗ có màu sắc đa dạng, từ nâu xám đến nâu nhạt hoặc vàng nhạt sọc nâu. Nhìn chung vân gỗ thẳng, to, mặt gỗ thô đều. Thứ hạng và trữ lượng tần bì có dát gỗ màu vàng nhạt và một số đặc tính khác tùy vào từng vùng trồng gỗ.

Đặc tính ứng dụng: Tần bì có khả năng chịu máy tốt, độ bám ốc, bám đinh và dính keo cao, dễ nhuộm màu và đánh bóng. Tần bì tương đối dễ làm khô. Gỗ ít bị biến dạng khi sấy.

Đặc tính vật lý: Tần bì có khả năng chịu lực tổng thể rất tốt và khả năng này tương ứng với trọng lượng của gỗ. Độ kháng va chạm của tần bì thuộc loại tuyệt vời, gỗ dễ uốn cong bằng hơi nước.

Độ bền: Tâm gỗ không có khả năng kháng sâu. Dát gỗ dễ bị các loại mọt gỗ thông thường tấn công. Tâm gỗ tương đối không thấm chất bảo quản nhưng dát gỗ có thể thấm chất này.

Công dụng chính: đồ gỗ, ván sàn, đồ gỗ chạm khắc và gờ trang trí nội thất cao cấp, cửa, tủ bếp, ván lát ốp, tay cầm của các loại dụng cụ, các dụng cụ thể thao, gỗ tiện…

8. Gỗ Sồi tên tiếng Anh Oak

Gỗ Sồi
Gỗ Sồi

Màu sắc, mặt gỗ, đặc tính và đặc điểm của gỗ Sồi đỏ có thể thay đổi tùy thuộc vào từng vùng trồng gỗ. Về cơ bản gỗ Sồi đỏ tương tự như gỗ Sồi trắng.

Dát gỗ từ màu trắng đến nâu nhạt, tâm gỗ màu nâu đỏ hồng. Gỗ có ít đốm hình nổi bật vì các tia gỗ nhỏ hơn. Đa số thớ gỗ thẳng, mặt gỗ thô.

Đặc tính ứng dụng:

Gỗ chịu máy tốt, độ bám ốc và đinh tốt dù phải khoan trước khi đóng đinh và ốc. Gỗ có thể được nhuộm màu và đánh bóng để thành thành phẩm tốt. Gỗ khô chậm, có xu hướng nứt và cong vênh khi phơi khô. Độ co rút lớn và dễ bị biến dạng khi khô.

Đặc tính vật lý:

Gỗ cứng và nặng, độ chịu lực uốn xoắn và độ trung bình, độ chịu lực nén cao. Dễ uốn cong bằng hơi nước.

Độ bền:

Không có hoặc ít có khả năng kháng sâu ở tâm gỗ. Tương đối dễ xử lý bằng chất bảo quản.

Công dụng chính:

Đồ gỗ, ván sàn, vật liệu kiến trúc nội thất, gỗ chạm và gờ trang trí nội thất, cửa, tủ bếp, ván lót, quan tài và hộp đựng nữ trang.

9.Gỗ xoan đào

Xoan đào tên khoa học Pygeum arboreum Endl, là gỗ nhóm 6 trong bảng phân loại

Gỗ xoan đào
Gỗ xoan đào

Đặc điểm: độ cứng tầm trung, vân nhỏ và hơi mờ, mặt gỗ min, loại thông thường có màu hồng đậm.

-Gỗ xoan đào được xếp vào hàng thứ hạng cao cấp, mang lại vẻ đẹp tự nhiên nhất mà hiện đại. Gỗ xoan đào độ bền và độ ổn định khá cao, với nhiều mẫu mã và kiểu dáng hiện đại thoải mái cho bạn lựa chọn

Chịu nhiệt, chịu nén, chịu nước, chịu lực tốt.

Chịu được những thời tiết khắc nghiệt nhất như: nắng, mưa, gió, nước, lạnh.

Không hoặc ít bị cong vênh, nứt nẻ theo thời gian.

Chống được mối mọt, luôn bền đẹp với thời gian.